Chuyên ngành QUẢN LÝ HÀNG HẢI
- Mã ngành xét tuyển: 784010604H (Chương trình chất lượng cao)
- Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07
- Giới thiệu về chuyên ngành
Chương trình đào tạo đại học Cử nhân Quản lý hàng hải được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nhân lực có chất lượng cao trong ngành hàng hải nói chung và lĩnh vực vận hành và quản lý hàng hải nói riêng. Chương trình này được thiết kế phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục đại học Việt Nam (sửa đổi và bổ sung năm 2018), được giảng dạy bởi các giảng viên viện Hàng hải và các khoa khác có liên quan của Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, bằng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ các môn Ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý hàng hải được xây dựng và triển khai nhằm đào tạo cử nhân thuộc ngành Khoa học hàng hải có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững và thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có ý thức tổ chức kỹ luật, yêu nghề và có đạo đức nghề nghiệp; có năng lực tổ chức, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành quản lý hàng hải, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng trong hoạt động và quản lý hàng hải của xã hội.
- Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp đạt được:
1. Kiến thức
Sinh viên có được kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, khoa học chính trị và pháp luật phù hợp với chương trình đào tạo cũng như kiến thức kỹ năng thực hành theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ Thông tin. Từ đó giúp cho việc nắm bắt được những kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu và rộng về quản lý hàng hải: lập kế hoạch, tổ chức quản lý, điều hành và giám sát các quá trình trong hoạt động của tàu, bảo hiểm, thanh tra, khai thác-thương vụ, marketing cho hoạt động hàng hải, xây dựng chiến lược kinh doanh cảng biển và các đội tàu.
2. Kỹ năng
Sinh viên có khả năng giải quyết và đáng giá các vấn đề về quản lý hàng hải, chất lượng quản lý dự án, quản trị nhân sự, quản lý hoạt động hàng hải: quản lý hoạt động, thanh tra, bảo hiểm, an toàn, rủi ro cũng như phản biện, đánh giá và đề xuất các giải pháp thay thế các vấn đề liên quan đến chuyên môn. Bên cạnh đó sinh viên đạt được kỹ năng tốt trong việc truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác; chuyển tải, phổ biến kiến thức, giao tiếp hiệu quả cũng như dẫn dắt, khởi nghiệp và tạo việc làm liên quan đến quản lý hàng hải. Đồng thời sẽ có năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) đạt tương tương từ bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, hiểu và sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành hàng hải và thương mại.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
Sinh viên có khả năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; chịu trách nhiệm cá nhân và có trách nhiệm đối với tập thể cũng như cộng đồng xã hội; hướng dẫn và giám sát người khác cùng thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý hàng hải và các hoạt động liên quan. Đồng thời cũng có khả năng lập hoặc tham gia lập kế hoạch trong việc quản lý, tổ chức và giám sát hoạt động quản lý hàng hải; điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động quản lý hàng hải và các hoạt động liên quan.
- Cơ hội việc làm
Sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các cơ quan nhà nước có hoạt động liên quan đến Quản lý hành chính và khai thác cảng biển, Quản lý an toàn và môi trường trong hoạt động hàng hải, Quản lý khai thác vận tải biển, Quản lý các phương tiện ngoài khơi phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý kho vận bến bãi, Kinh doanh bảo hiểm hàng hải, Đại lý và môi giới Hàng hải, Giám định hàng hải, Hải quan cảng biển, Thanh tra hàng hải…
Vị trí mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi ra Trường: Chuyên viên nghiệp vụ hàng hải của cơ quan nhà nước, Chuyên viên an toàn pháp chế các hãng tàu và một số cơ quan chuyên môn, Chuyên viên kinh doanh hàng hải, Chuyên viên quản lý tàu, Chuyên viên quản lý kỹ thuật vật tư, Đại lý viên, Giám định viên, Thanh tra viên hàng hải, Chuyên viên bảo hiểm hàng hải …
Chuyên ngành Quản lý hàng hải sẽ chuẩn bị cho sinh viên nền tảng vững chắc để có thể trở thành lãnh đạo, chuyên gia hàng hải và tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ về Quản lý hàng hải, Quản lý công, Quy hoạch hàng hải và các lĩnh vực liên quan khác.