Chuyên ngành CƠ ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành CƠ ĐIỆN TỬ

  • Mã ngành xét tuyển: 784010611 (Chương trình chuẩn) – 784010611H (Chương trình chất lượng cao)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

1. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH

     Chuyên ngành Cơ điện tử thuộc Ngành Khoa học hàng hải trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM (tiền thân là Chuyên ngành Công nghệ máy tàu thủy), đào tạo cử nhân đại học, có năng lực chuyên môn về lĩnh vực Cơ điện tử trong lĩnh vực hàng hải và công nghiệp dân dụng. Sinh viên được đào tạo về lý thuyết và thực hành các kỹ năng cơ khí như hàn, tiện, nguội; nắm vững các kiến thức về động lực học máy móc, nguyên lý máy, chi tiết máy và động cơ đốt trong, truyền động cơ, điện, thủy lực và khí nén; hiểu biết chuyên sâu về các thiết bị điện, điện tử, mạch điện, vi xử lý và điều khiển logic lập trình; hiểu rõ về lý thuyết cảm biến, tín hiệu điều khiển, hồi tiếp, tác động điều khiển, trợ động; vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đọc hiểu các sơ đồ hệ thống tự động điều khiển từ xa, áp dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động kỹ thuật và điều khiển.

     2. NĂNG LỰC ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG

     Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM có bề dày hoạt động hơn 30 năm trong lĩnh vực giáo dục, thuộc hệ thống trường công lập, (bằng cấp được chứng nhận có giá trị), với sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý về GTVT và các lĩnh vực liên quan phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

     Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO, có sự tham khảo thông tin từ các trường đại học hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Chương trình đào tạo được cập nhật, điều chỉnh hàng năm phù hợp với sự phát triển về khoa học và công nghệ, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao và các hoạt động thực tế liên quan đến ngành kỹ thuật tàu thủy. Chất lượng của chương trình đào tạo đã được các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trong nước và quốc tế đánh giá cao.

     Đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sĩ, các máy trưởng, sĩ quan máy tàu biển giàu kinh nghiệm thực tế được đào tạo từ các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế; có bề dầy kinh nghiệm giảng dạy và thâm niên thực tế về máy tàu biển.

     Trong quá trình học sinh viên được thực hành, thực tập tại các phòng thực hành, các phòng mô phỏng thuộc các phòng thực hành thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trên Thế giới.

3. CƠ HỘI VIỆC LÀM – KẾT NỐI DOANH NGHIỆP

   Sinh viên tốt nghiệp Chuyên ngành Cơ điện tử ra trường có thể thích nghi với môi trường làm việc thực tế, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, tham gia quản lý kỹ thuật tại các Công ty vận tải biển, Công ty quản lý tàu biển, Công ty dịch vụ kỹ thuật điện, điện tử hàng hải; dịch vụ bảo dưỡng hệ thống, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên tàu biển, các phân xưởng cơ, điện, điện tử ở các nhà máy đóng mới hoặc hoán cải tàu biển; có thể tham gia vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống, thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, hệ thống điều khiển… trong các khu công nghiệp dân dụng, các nhà máy sản xuất sắt thép, xi măng, lắp ráp ôtô, các nhà máy sản xuất, chế tạo máy móc công nghiệp, thiết bị điện, điện tử, thiết bị đo lường điều khiển,.. hoặc tại các nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu biển, nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, cảng biển, hay tham gia làm kiểm định viên tại các tổ chức đăng kiểm, Công ty kiểm định an toàn, kỹ thuật công nghiệp và môi trường, hay làm giám định viên tại các Công ty giám định kỹ thuật, hàng hải, công nghiệp, công trình nổi…

     Có kết quả học tập tốt có thể trở thành giảng viên của Viện Hàng Hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM và các cơ sở đào tạo về Hàng hải, Giao thông đường thủy, có cơ hội học sau đại học thành thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÀNH NGHỀ

SINH VIÊN THỰC HÀNH CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC TẠI PHÒNG THỰC HÀNH MÁY TÀU THỦY

SINH VIÊN THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA TẠI PHÒNG THỰC HÀNH MÁY TÀU THỦY

SINH VIÊN THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ ĐỘNG LỰC DIESEL LAI CHÂN VỊT BIẾN BƯỚC TÀU THỦY

THỰC HÀNH CÂN CHỈNH ĐỒNG TÂM HỆ TRỤC CHÂN VỊT TÀU THỦY BẰNG PHƯƠNG PHÁP LASER

ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HẢI, TỔN THẤT MÁY MÓC, TRANG THIẾT BỊ TRÊN TÀU

SINH VIÊN THAM GIA NGÀY HỘI VIỆC LÀM VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG HÀNG HẢI

SINH VIÊN BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG

THAM GIA SỬA CHỮA TÀU DỊCH VỤ GIÀN KHOAN THIÊN ƯNG 01 TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU SÀI GÒN SHIPMARIN


SINH VIÊN THAM QUAN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU BIỂN

SINH VIÊN TRẢI NGHIỆM CẢM GIÁC TRUNG CHUYỂN XUỐNG ĐÒ RA TÀU BIỂN Ở KHU NEO GIỮA BIỂN

THỰC HÀNH LEO THANG DÂY LÊN THAM QUAN THỰC TẾ TÀU CHỞ DẦU TRẢ HÀNG TẠI KHO XĂNG DẦU

THAM QUAN THỰC TẾ BUỒNG MÁY TÀU THỦY

CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG MÁY CHÍNH ĐỘNG CƠ DIESEL WARTSILA , 8RT-flex68-D, 2 KỲ, THẤP TỐC

BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ DIESEL TÀU THỦY

BẢO DƯỠNG TUA BIN TĂNG ÁP KHÍ XẢ MÁY CHÍNH MITSUBISHI, MODEL: MET66MA

THỬ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỂU KHIỂN THỦY LỰC TỜI BUỘC DÂY

BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ HỆ THỐNG TUA BIN HƠI LAI BƠM HÀNG TRÊN TÀU CHỞ DẦU THÔ

HOẠT ĐỘNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT NỒNG ĐỘ DẦU Ở CACTE MÁY CHÍNH

KÝ NGHIỆM THU BẢO DƯỠNG TUA BIN TĂNG ÁP KHÍ XẢ MITSUBISHI, MET53SD, CHỤP HÌNH LƯU NIỆM VỚI MÁY TRƯỞNG VÀ TỔ MÁY TRÊN TÀU CUBA

KÝ NGHIỆM THU SỬA CHỮA NỒI HƠI KHÍ XẢ OSAKA, MODEL: OVS2-100/100-24, CHỤP HÌNH LƯU NIỆM VỚI MÁY TRƯỞNG VÀ TỔ MÁY TRÊN TÀU THỔ NHĨ KỲ